Trung Quốc và bài toán cân bằng AI: Thúc đẩy đổi mới và duy trì kiểm soát công nghệ
Trung Quốc thực hiện chiến lược cân bằng giữa việc thúc đẩy đổi mới AI và kiểm soát chặt chẽ sự phát triển công nghệ này. Nhà khoa học AI Max Tegmark cảnh báo cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) - loại AI có thể vượt qua trí tuệ con người - là một “cuộc đua tự sát”, vì khả năng kiểm soát AGI vẫn chưa được đảm bảo. Trung Quốc đặc biệt thận trọng với AGI vì lo ngại công nghệ này có thể làm suy yếu quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản, đồng thời nhanh chóng ban hành các quy định đầu tiên về AI sau cảnh báo từ tỷ phú Elon Musk.
Cuộc chiến AI giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ giới hạn ở công nghệ mà còn liên quan đến địa chính trị. Mỹ hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn cao cấp cho Trung Quốc, buộc quốc gia này phải phát triển ngành công nghiệp chip nội địa. Trung Quốc xem AI như công cụ để củng cố vị thế toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với sự tham gia của các tập đoàn lớn như Alibaba và Huawei. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng đảm bảo AI không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát nội bộ bằng cách kiểm duyệt chặt chẽ và cấm các mô hình AI như ChatGPT.
Tương lai của AI phụ thuộc vào khả năng hợp tác quốc tế để xây dựng các tiêu chuẩn an toàn chung. Dù hiện nay các quy định vẫn phân mảnh, như Luật AI của EU hay các biện pháp riêng của Trung Quốc. Max Tegmark nhận định, cả hai nước cần phải thiết lập các tiêu chuẩn riêng trước khi thúc đẩy một thỏa thuận toàn cầu để kiểm soát AGI, nhằm đảm bảo công nghệ này phát triển an toàn và không trở thành mối đe dọa toàn cầu.
shared via cnbc,