8 cách ngăn chặn chi tiêu quá đà
19/09/24
Mua sắm tiện lợi mọi lúc mọi nơi cùng với cảm xúc muốn mua sắm để thoải mái hơn là nguyên nhân chính. Chỉ cần thay đổi nhỏ dần theo thời gian giúp bạn kiểm soát chi tiêu.
1. Mua sắm với kế hoạch
Hãy mua sắm có chủ đích. Lập danh sách các mặt hàng cần mua và tuân thủ danh sách đó. Điều này không chỉ giúp tránh mua những thứ không cần thiết mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí.
2. Tự nấu ăn
Nấu ăn tại nhà không chỉ giúp tiết kiệm tiền mà còn đảm bảo bữa ăn chất lượng hơn. Học cách nấu một số món đơn giản từ các kênh YouTube và dần dần cải thiện kỹ năng nấu ăn.
3. Không cần bỏ hẳn việc ăn ngoài
Hãy lên kế hoạch cho phép bản thân thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng hoặc đặt đồ ăn một lần mỗi tuần hoặc hai tuần một lần. Điều này giúp vừa tiết kiệm tiền, vừa có cơ hội tận hưởng.
4. Mua sắm trực tuyến có kiểm soát
Khi mua sắm trực tuyến, hãy tiếp cận có mục đích. Tránh việc lướt web mua sắm mà không có kế hoạch. Điều này giúp không mua sắm ngẫu nhiên những thứ không cần thiết.
5. Đừng giải quyết mọi vấn đề bằng sản phẩm mới
Hãy sáng tạo và sử dụng những gì đã có sẵn. Có thể dùng sách để đỡ điện thoại thay vì mua giá đỡ mới, hoặc dùng thìa và nồi cũ làm đồ chơi cho trẻ thay vì mua đồ chơi mới.
6. Làm sạch mạng xã hội của bạn
Mạng xã hội là nguồn gây ra việc chi tiêu quá mức khi ảnh hưởng bởi các quảng cáo hoặc sản phẩm từ những người nổi tiếng. Hãy dành thời gian loại bỏ các quảng cáo hoặc giảm thời gian sử dụng mạng xã hội tránh bị cám dỗ.
7. Lập ngân sách
Xem xét thu nhập hằng tháng, trừ đi các chi phí cố định và khoản tiết kiệm, phần còn lại sẽ là số tiền chi tiêu. Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản để quản lý ngân sách: 50% thu nhập dành cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ.
8. Tìm lý do của bạn
Để thực sự ngừng chi tiêu quá mức, cần hiểu rõ "lý do". Tiết kiệm vì điều gì? Mua nhà? Đi du lịch? Hay chuẩn bị cho tương lai? Khi có lý do đủ mạnh mẽ, bạn sẽ dễ dàng giữ kỷ luật hơn.
shared via tommy tindall,