Giỏ hàng

Thức uống không cồn - xu hướng sức khỏe mới mở ra cơ hội kinh doanh tỷ USD

Từng được xem là trào lưu ngắn hạn như “Dry January” (Tháng Một không cồn), xu hướng tiêu dùng đồ uống không cồn hiện nay đã trở thành một phần của lối sống bền vững, đặc biệt trong nhóm khách hàng trẻ tuổi, có nhận thức cao về sức khỏe và hình ảnh cá nhân.
 
Theo thống kê tại thị trường Mỹ, mảng đồ uống không cồn tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi hiện đạt giá trị 823 triệu USD, tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm trước, dù vẫn chỉ chiếm 0,7% tổng doanh thu ngành đồ uống có cồn. Trong bối cảnh tăng trưởng toàn ngành chậm lại, đây là điểm sáng rõ rệt cho các nhà đầu tư và nhà hàng/quán bar cần tái cấu trúc menu.
 
Ngành F&B cần thay đổi để bắt kịp người tiêu dùng "thức tỉnh"
 
Dù giảm uống rượu, 87% người tham gia Dry January cho biết họ vẫn đi nhà hàng/quán bar – nhưng mong muốn có lựa chọn phù hợp với lối sống lành mạnh hơn. Không chỉ tháng Một, 15% khách đến quán bar trong quý gần nhất chọn đồ uống không cồn, từ mocktail đến bia không cồn, thậm chí các loại đồ uống “functional” giúp tỉnh táo, hỗ trợ giấc ngủ, hoặc tăng đề kháng.
 
Đáng chú ý, gần 50% người tiêu dùng kết hợp giữa đồ uống có cồn và không cồn trong cùng buổi gặp gỡ – gọi là "zebra-striping." Đây không phải khách hàng kiêng cồn tuyệt đối, mà là nhóm tiêu dùng cân bằng: vẫn muốn giao tiếp xã hội, nhưng tránh mệt mỏi, mất kiểm soát hoặc ảnh hưởng công việc.
 
Bia không cồn - phân khúc đáng theo dõi
 
Dù chiếm chưa đến 1% thị phần ngành bia, bia không cồn đang tăng trưởng trên 30% hàng năm, trở thành phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong ngành. Các quán bar cao cấp hiện có menu mocktail riêng, thậm chí một số thị trường châu Âu đã triển khai bia không cồn ở dạng draft (bia tươi) – mở ra tiềm năng định vị sản phẩm cao cấp, thay vì chỉ phục vụ nhu cầu “kiêng khem.”
 
Từ sức khỏe cá nhân đến chiến lược kinh doanh
 
Với 37% người tiêu dùng cho biết sẽ giảm tiêu thụ cồn trong năm nay, đây không còn là lựa chọn cá nhân – mà là cơ hội tái cấu trúc ngành hàng, mô hình nhà hàng và danh mục đầu tư. Doanh nghiệp F&B, các thương hiệu FMCG và chuỗi phân phối cần nhanh chóng thích ứng với hành vi tiêu dùng mới: lành mạnh hơn, tỉnh táo hơn, nhưng vẫn cần trải nghiệm hấp dẫn và gắn kết xã hội.
 
shared via cgastrategy,
 

Bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên