Giỏ hàng

Trung Quốc và chiến lược công nghệ cao: Cột trụ mới cho quyền lực kinh tế

Tại Hội nghị Trung ương 3 (Thượng tuần tháng 7/2024), Trung Quốc chính thức xác lập chiến lược phát triển mới, lấy công nghệ làm “lực lượng sản xuất mới” – không chỉ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn củng cố vị thế chiến lược quốc gia trước bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gia tăng.
 
Chiến lược này xoay quanh bốn trụ cột chính, hướng đến việc tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc theo hướng chủ động công nghệ và giảm phụ thuộc vào nước ngoài:
 
Đầu tư mạnh vào đổi mới công nghệ lõi – nhằm giảm phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng phương Tây, gia tăng năng lực tự lực công nghệ trong các lĩnh vực trọng yếu như AI, chip bán dẫn, vật liệu tổng hợp và lượng tử. Đây là phản ứng trực tiếp trước các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt công nghệ từ Mỹ và đồng minh.
 
Ứng dụng công nghệ để hiện đại hóa ngành công nghiệp truyền thống – như đóng tàu, luyện kim, sản xuất nông nghiệp hay dệt may. Trung Quốc đang triển khai AI và tự động hóa đẩy nhanh quy trình thiết kế, tăng năng suất và giảm chi phí, giúp các ngành "cũ" trở nên cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chuẩn mới.
 
Xuất khẩu tiêu chuẩn kỹ thuật “Made in China” ra thị trường quốc tế. Thông qua các dự án hạ tầng, hệ thống số và thương mại với các nền kinh tế mới nổi. Khi khách hàng sử dụng công nghệ Trung Quốc, họ gián tiếp chấp nhận tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc, gây khó khăn cho các tập đoàn đa quốc gia trong việc "cắm cờ" bằng tiêu chuẩn phương Tây.
 
Tiếp tục dùng thị trường nội địa làm đòn bẩy ép chuyển giao công nghệ – Trung Quốc vẫn chào đón doanh nghiệp nước ngoài, nhưng ưu tiên những doanh nghiệp đồng ý nội địa hóa R&D, chuyển giao công nghệ và gắn bó sâu với định hướng phát triển công nghiệp quốc gia.
 
Mục tiêu tổng thể là tăng cường năng lực tự chủ chiến lược, nâng cấp chuỗi giá trị nội địa và giảm thiểu tổn thương trước áp lực địa chính trị – đặc biệt từ Mỹ, vốn đang "an ninh hóa" mọi khía cạnh công nghệ cao thông qua luật kiểm soát xuất khẩu, danh sách thực thể và áp lực ngoại giao.
 
Chiến lược “công nghệ vì phát triển” không phải mới trong tư duy lãnh đạo Trung Quốc. Từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình – người từng gọi khoa học là “lực lượng sản xuất số 1”, cho đến Tập Cận Bình – với cụm từ “lực lượng sản xuất mới”, đều coi đổi mới công nghệ là yếu tố sống còn trong phát triển và cạnh tranh.
 
Điểm khác biệt hôm nay là: thay vì tập trung đơn thuần vào các công nghệ tương lai, Trung Quốc đang kết hợp ba chiều – đổi mới công nghệ lõi, nâng cấp ngành truyền thống và xuất khẩu tiêu chuẩn – để hình thành kiến trúc chiến lược tích hợp, tạo lợi thế bền vững trong dài hạn.
 
Dù FDI vào Trung Quốc sụt giảm mạnh (giảm 28% trong 5 tháng đầu năm 2024), chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh “FDI thực tế” trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao vẫn được duy trì – và các tập đoàn lớn vẫn được khuyến khích mở trung tâm nghiên cứu tại Trung Quốc nếu muốn tiếp cận thị trường hơn 1,4 tỷ dân.
 
shared via forbes,
 

Bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên