9 bước để bắt đầu khởi nghiệp
27/08/24
Khởi nghiệp lần đầu có thể mang đến nhiều thách thức và áp lực. Với 9 chiến lược cơ bản sau, bạn sẽ gia tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp của mình.
1. Bắt đầu với một ý tưởng “độc đáo”
Bước đầu tiên là tìm ra một ý tưởng hay, dựa trên việc giải quyết một vấn đề cụ thể của khách hàng. Ý tưởng không nhất thiết phải hoàn toàn mới mà có thể cải tiến hoặc nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện có để mang lại giá trị tốt hơn cho người tiêu dùng.
2. Lập kế hoạch kinh doanh
Hãy xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết, mô tả sản phẩm và dịch vụ. Kế hoạch này bao gồm thông tin về ngành nghề bạn tham gia, cách bạn sẽ vận hành doanh nghiệp, phân tích tài chính và thị trường. Kế hoạch kinh doanh rõ ràng không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về lộ trình phát triển của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quan trọng khi bạn gọi vốn đầu tư.
3. Tìm nguồn vốn
Chi phí khởi nghiệp sẽ khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều cần một số vốn ban đầu để hoạt động. Nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau như gia đình, bạn bè, nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, hoặc vay từ ngân hàng.
4. Tuyển đội ngũ nhân sự thích hợp
Sở hữu đội ngũ kinh doanh đáng tin cậy rất quan trọng. Xây dựng đội ngũ nhân sự phù hợp ngay từ đầu giúp doanh nghiệp có một nền tảng vững chắc để phát triển.
5. Đảm bảo tuân thủ pháp lý
Hãy hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết, bao gồm việc xin giấy phép kinh doanh, đăng ký tên doanh nghiệp, mã số thuế, mở tài khoản ngân hàng, v.v. Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý không chỉ tránh các rắc rối về sau mà giúp doanh nghiệp yên tâm tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
6. Thiết lập vị trí (vật lý và trực tuyến)
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, bạn có thể cần thiết lập một cơ sở sản xuất, văn phòng hoặc cửa hàng. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc thuê hoặc mua bất động sản. Xây dựng website với nền tảng thương mại điện tử giúp cửa hàng hoạt động 24/7, tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới, và nâng cao uy tín thương hiệu.
7. Phát triển kế hoạch tiếp thị
Hãy dành thời gian và tiền bạc vào việc tiếp thị để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo uy tín cho doanh nghiệp. Sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng, cung cấp các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi, tặng quà cho các lượt giới thiệu, và tài trợ cho các sự kiện cộng đồng.
8. Xây dựng tệp khách hàng
Xây dựng tệp khách hàng trung thành là rất cần thiết. Nhóm khách hàng này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn truyền tải thông điệp, thu hút thêm khách hàng mới.
9. Lập kế hoạch thay đổi
Để tăng tỷ lệ thành công, doanh nghiệp cần có khả năng thích nghi và điều chỉnh mô hình kinh doanh theo nhu cầu của thị trường và ngành công nghiệp. Hãy thuê những nhân viên có tư duy sáng tạo, lắng nghe phản hồi từ khách hàng và các đối tác, và luôn cập nhật xu hướng ngành.
shared via hartford,