Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: Vì sao thế hệ trẻ không còn muốn mua nhà?
09/04/25
Trong khi giá nhà leo thang, khủng hoảng nợ bất động sản vẫn chưa lắng dịu, và tư duy sống đang dần thay đổi, thế hệ trẻ Trung Quốc đối mặt với thị trường nhà ở rất khác so với cha mẹ họ – ngày càng xa tầm với và mất dần sức hút.
Từ lâu, lộ trình cuộc đời kiểu mẫu tại Trung Quốc là: học đại học, có việc làm ổn định, mua nhà rồi lập gia đình. Nhà ở không chỉ để sống, còn là biểu tượng ổn định và thành đạt. Dựa vào quan niệm này, nhiều chuyên gia từng dự báo đầy lạc quan cho tương lai của thị trường bất động sản Trung Quốc. Thế nhưng, mọi thứ có thể thay đổi nếu thế hệ trẻ từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà.
Từ năm 2010 đến 2020, tỷ lệ người Trung Quốc từ 25–34 tuổi sở hữu nhà giảm mạnh, từ hơn 70% xuống 50%. Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, gần 30% người trẻ chọn thuê nhà, so với 11% ở nhóm tuổi 45–54.
Lý do không chỉ ở giá nhà – dù đây là yếu tố chính. Tại Thâm Quyến, giá nhà trung bình hiện gấp tới 43 lần thu nhập hàng năm của người lao động – cao hơn nhiều so với London hay New York, nơi tỷ lệ này khoảng 15–20 lần.
Cơn sốt bất động sản bắt đầu từ đầu những năm 2000, khi chính phủ khuyến khích mua nhà để thúc đẩy tăng trưởng. Đầu tư vào bất động sản trở thành “con đường làm giàu nhanh”, khiến nhiều người đổ tiền vào thị trường với kỳ vọng sinh lời. Hệ quả những “thành phố ma” mọc lên – hàng ngàn căn hộ không có người ở.
Áp lực đè nặng lên người trẻ, khi phần lớn người mua nhà lần đầu phải nhờ vào tài chính từ gia đình. Theo khảo sát năm 2023, hơn 70% người mua nhà nhận hỗ trợ từ cha mẹ cho khoản đặt cọc. Với những ai không có sự hỗ trợ này, cánh cửa sở hữu nhà gần như đóng sập.
Thêm vào đó là rủi ro lớn từ các “ông lớn” bất động sản như Evergrande, Sunac hay Country Garden – những cái tên từng là biểu tượng của phát triển đô thị Trung Quốc – nay chìm trong nợ nần. Evergrande vỡ nợ năm 2021, với khoản nợ lên tới 300 tỷ USD, giáng một đòn mạnh vào niềm tin thị trường. Hàng ngàn căn hộ bị bỏ dở, người mua phải gánh nợ suốt 20–30 năm nhưng không có nhà, trong khi chính phủ không có chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Niềm tin vào bất động sản – từng được xem là “kho báu an toàn” – đang sụp đổ. Với nhiều người trẻ, mua nhà không còn là giấc mơ, mà là gánh nặng. Một khi mức giá tiếp tục vượt xa thu nhập và không có cải cách thực chất nào được đưa ra, thị trường nhà ở Trung Quốc có thể chứng kiến một bước ngoặt: thế hệ trẻ thay đổi hoàn toàn cách xã hội nhìn nhận về việc sở hữu nhà.
Như chia sẻ của Trương Lệ, 27 tuổi, làm thiết kế tự do: “Với cha mẹ chúng tôi, ngôi nhà là nền tảng cho cuộc sống. Nhưng với chúng tôi, đó như gánh nặng hơn là may mắn.”
shared via thediplomat,
Từ lâu, lộ trình cuộc đời kiểu mẫu tại Trung Quốc là: học đại học, có việc làm ổn định, mua nhà rồi lập gia đình. Nhà ở không chỉ để sống, còn là biểu tượng ổn định và thành đạt. Dựa vào quan niệm này, nhiều chuyên gia từng dự báo đầy lạc quan cho tương lai của thị trường bất động sản Trung Quốc. Thế nhưng, mọi thứ có thể thay đổi nếu thế hệ trẻ từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà.
Từ năm 2010 đến 2020, tỷ lệ người Trung Quốc từ 25–34 tuổi sở hữu nhà giảm mạnh, từ hơn 70% xuống 50%. Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, gần 30% người trẻ chọn thuê nhà, so với 11% ở nhóm tuổi 45–54.
Lý do không chỉ ở giá nhà – dù đây là yếu tố chính. Tại Thâm Quyến, giá nhà trung bình hiện gấp tới 43 lần thu nhập hàng năm của người lao động – cao hơn nhiều so với London hay New York, nơi tỷ lệ này khoảng 15–20 lần.
Cơn sốt bất động sản bắt đầu từ đầu những năm 2000, khi chính phủ khuyến khích mua nhà để thúc đẩy tăng trưởng. Đầu tư vào bất động sản trở thành “con đường làm giàu nhanh”, khiến nhiều người đổ tiền vào thị trường với kỳ vọng sinh lời. Hệ quả những “thành phố ma” mọc lên – hàng ngàn căn hộ không có người ở.
Áp lực đè nặng lên người trẻ, khi phần lớn người mua nhà lần đầu phải nhờ vào tài chính từ gia đình. Theo khảo sát năm 2023, hơn 70% người mua nhà nhận hỗ trợ từ cha mẹ cho khoản đặt cọc. Với những ai không có sự hỗ trợ này, cánh cửa sở hữu nhà gần như đóng sập.
Thêm vào đó là rủi ro lớn từ các “ông lớn” bất động sản như Evergrande, Sunac hay Country Garden – những cái tên từng là biểu tượng của phát triển đô thị Trung Quốc – nay chìm trong nợ nần. Evergrande vỡ nợ năm 2021, với khoản nợ lên tới 300 tỷ USD, giáng một đòn mạnh vào niềm tin thị trường. Hàng ngàn căn hộ bị bỏ dở, người mua phải gánh nợ suốt 20–30 năm nhưng không có nhà, trong khi chính phủ không có chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Niềm tin vào bất động sản – từng được xem là “kho báu an toàn” – đang sụp đổ. Với nhiều người trẻ, mua nhà không còn là giấc mơ, mà là gánh nặng. Một khi mức giá tiếp tục vượt xa thu nhập và không có cải cách thực chất nào được đưa ra, thị trường nhà ở Trung Quốc có thể chứng kiến một bước ngoặt: thế hệ trẻ thay đổi hoàn toàn cách xã hội nhìn nhận về việc sở hữu nhà.
Như chia sẻ của Trương Lệ, 27 tuổi, làm thiết kế tự do: “Với cha mẹ chúng tôi, ngôi nhà là nền tảng cho cuộc sống. Nhưng với chúng tôi, đó như gánh nặng hơn là may mắn.”
shared via thediplomat,